LỢI ÍCH TỪ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TÁI CHẾ

LỢI ÍCH TỪ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TÁI CHẾ

Ngày đăng: 07/10/2016 - Chuyên mục: Tin chuyên ngành

    Ngành công nghiệp tái chế trong tương lai góp phần tiết kiệm tài nguyên rừng, sắt thép, nhựa, tạo ra năng lượng tái tạo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

     Việc tái chế rác sinh hoạt, công nghiệp, y tế… từ các nguồn trên cả nước hiện đang được thực hiện bởi những cơ sở nhỏ lẻ, phân tán, công nghệ xử lý lạc hậu; hầu hết không có hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải. Các cơ sở này chủ yếu nằm xen lẫn trong khu dân cư, gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong môi trường.

     Nguyên liệu sản xuất giấy chủ yếu lấy từ gỗ rừng trồng. Để sản xuất 1 tấn bột giấy, chúng ta cần khai thác từ 2,8-3 m3 gỗ cây keo lai và thời gian trồng có thể khai thác mất 5- 7 năm. Do gỗ khai thác từ rừng trồng hạn chế, trong mấy năm gần đây ngành sản xuất giấy Việt Nam đã dùng phế liệu thay thế gỗ cây. Tuy nhiên, giấy phế liệu ở Việt Nam hiện mới đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy, số còn lại phải nhập khẩu. Các doanh nghiệp trong ngành sản xuất giấy ngoài việc thu mua giấy phế liệu trong nước phục vụ cho tái chế, còn phải nhập khẩu giấy thải loại từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore và các nước châu Phi. Theo các nahf sản xuất, giấy phế liệu nhập khẩu có giá cao hơn giấy phế liệu trong nước nhưng hầu hết các công ty đều phải nhập để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Ngành phế liệu hiện không đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà máy tái chế trong nước do việc thu mua phế liệu mang tính tự phát. Việt Nam chưa hình thành ngành thu gom các loại phế liệu một cách chuyên nghiệp như các nước. Ngành công nghiệp tái chế trong tương lai sẽ góp phần tiết kiệm tài nguyên rừng, sắt thép, nhựa; tạo ra năng lượng tái tạo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

     Ngành tái chế phế liệu ở Mỹ mỗi năm đem về doanh thu trên 90 tỉ USD, ở Trung Quốc đem về hàng tỉ USD. Nó không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường. Ngành tái chế phế liệu phát triển sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác như: giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh…

     Ở các nước phát triển, các hiệp hội của những doanh nghiệp chuyên về thu gom và phân loại phế liệu hoạt động rất chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp này cung cấp rất ổn định nguồn nguyên liệu phế liệu cho thị trường thế giới. Thu gom và tái chế phế liệu là ngành rất phát triển ở các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, ... Ngành này luôn đem lại doanh thu và lợi nhuận cao bất kể tình hình kinh tế tăng hay giảm.

Tin tức khác