CHUẨN BỊ VƯỢT SÓNG THUẾ ĐỐI ỨNG: MIZA ỨNG PHÓ THẾ NÀO TRƯỚC CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA HOA KỲ?

CHUẨN BỊ VƯỢT SÓNG THUẾ ĐỐI ỨNG: MIZA ỨNG PHÓ THẾ NÀO TRƯỚC CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA HOA KỲ?

Ngày đăng: 22/05/2025 - Chuyên mục: Tin chuyên ngành

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục kéo dài, nhiều ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam đối mặt với áp lực gián tiếp từ chính sách thuế quan ngày càng siết chặt của Mỹ. Dù không bị ảnh hưởng trực tiếp, Miza (MZG) – doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì – vẫn chủ động xây dựng nhiều giải pháp ứng phó nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và tăng trưởng bền vững. 

Tác động chung lên ngành bao bì giấy

  • Suy giảm cầu Trung Quốc – Nhà máy xuất khẩu giảm sản lượng, đơn hàng Containerboard lao dốc.
  • Giá nguyên liệu biến động – Trung Quốc là khách mua thùng carton cũ đã qua sử dụng (OCC) lớn nhất; mỗi đợt cắt hay bù hàng đều kéo giá OCC của thế giới biến động mạnh.
  • Tái cấu trúc chuỗi cung ứng – Các tập đoàn đa quốc gia dịch chuyển khỏi Trung Quốc , tìm nhà cung cấp bao bì hưởng ưu đãi FTA và chứng nhận ESG tin cậy.

 Mức độ ảnh hưởng của Miza

Miza (MZG) có 60 – 70 % doanh thu nội địa và 30 – 40 % xuất khẩu. Trong đó, sản lượng xuất khẩu của Miza chủ yếu được xuất đi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc khi thị trường Hoa Kỳ chỉ đóng góp < 1 % nên rủi ro từ thuế trực tiếp thấp. Tuy nhiên, công ty đối mặt hai rủi ro gián tiếp:

  •  Giá nguyên liệu đầu vào bao gồm Giấy phế liệu, bột giấy… biến động mạnh do căng thẳng thương mại.
  •  Các mức thuế cao của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc có thể làm chậm lại đà phát triển của Trung Quốc, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu giấy từ Việt Nam.

Miza (MZG) chủ động ứng phó với rủi ro thuế quan từ Hoa Kỳ 

Để đối phó với những rủi ro này, Miza triển khai hàng loạt biện pháp chủ động và có hệ thống.

  1. Tận dụng lợi thế từ các FTA
    Các thị trường xuất khẩu chính của Miza đều đang áp dụng mức thuế thấp hoặc bằng 0 nhờ các hiệp định thương mại tự do như RCEP, VJEPA, VKFTA. Doanh nghiệp chủ động hoàn thiện và chuẩn hóa hồ sơ chứng nhận xuất xứ (C/O) cho 100 % lô hàng xuất khẩu, đồng thời tổ chức đào tạo định kỳ cho đội ngũ nhân viên về quy tắc xuất xứ để đảm bảo tuân thủ đúng quy định các FTA.
  2. Giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc
    Miza đang từng bước mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới thông qua các hiệp định EVFTA và CPTPP. Mục tiêu trong thời gian tới là tăng tỷ trọng xuất khẩu ngoài Trung Quốc lên ít nhất 30 % để giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc đơn thị trường.

Kỳ vọng ổn định tăng trưởng trong dài hạn

Với chiến lược bài bản và tầm nhìn dài hạn, Miza đang phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, qua đó nâng cao khả năng thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực từ những biến động bên ngoài. Ngoài ra, không chỉ duy trì ổn định hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp còn từng bước mở rộng thị phần, kiểm soát chi phí hiệu quả và bảo vệ biên lợi nhuận.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, cách tiếp cận chủ động, linh hoạt và có kiểm soát của Miza là một tín hiệu tích cực cho nhà đầu tư đang tìm kiếm sự ổn định và bền vững từ doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

Tin tức khác