NGÀNH GIẤY: THÁCH THỨC MỞ RỘNG KHI NHU CẦU GIẤY BAO BÌ TĂNG CAO

NGÀNH GIẤY: THÁCH THỨC MỞ RỘNG KHI NHU CẦU GIẤY BAO BÌ TĂNG CAO

Ngày đăng: 04/03/2020 - Chuyên mục: Tin chuyên ngành

Ngành giấy: Thách thức mở rộng khi nhu cầu giấy bao bì tăng cao

Việc Trung Quốc hạn chế sản xuất bao bì giấy và đóng cửa một loạt các nhà máy giấy cũng giúp các doanh nghiệp bao bì giấy ở Việt Nam hưởng lợi.

Giấy bao bì: Sức nóng từ thị trường trong nước

Trong năm 2019, hoạt động xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng cao, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt ngưỡng 500 tỷ USD và đạt 516 tỷ USD. Điểm sáng về kinh tế Việt Nam là động lực lớn cho thị trường giấy Việt Nam đạt được những con số ấn tượng trong năm qua: xuất khẩu giấy đạt sản lượng 1,0 triệu tấn, tăng trưởng 23,6%, tiêu dùng giấy toàn ngành ước tính đạt 5,432 triệu tấn, tăng trưởng 9,8%. Với xu hướng xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua và sắp tới, nhu cầu về giấy sẽ luôn ở mức cao.

Mặt khác, xu hướng bùng nổ thương mại điện tử và truyền thông kỹ thuật số cũng sẽ kéo theo sự tăng trưởng mạnh nhu cầubao bì đóng gói. Bên cạnh đó, những sản phẩm thân thiện môi trường từ giấy đang có xu hướng lên ngôi, hứa hẹn tiềm năng phát triển không nhỏ cho ngành, đặc biệt là giấy bao bì thực phẩm thay thế cho các sản phẩm nhựa dùng một lần. Điều này cũng phù hợp với định hướng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc thu gom, phân loại, tái chế, phát động bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường trong suốt thời gian vừa qua. Song song đó, các Hiệp định thương mại tự do cũng mang lại cơ hội xuất khẩu giấy bao bì và bao bì của Việt Nam vào thị trường ưu đãi thuế.

Tuy nhiên, ngành giấy Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. Hiện tại, trong nước có trên 300 doanh nghiệp giấy tham gia sản xuất. Tuy nhiên, đa phần trong số đó là doanh nghiệp quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Mặt khác, không nhiều các doanh nghiệp trong nước có khả năng sản xuất bao bì cao cấp. Để có thể đáp ứng nhu cầu giấy bao bì ngày càng tăng cao, ngành giấy buộc phải có giải pháp mở rộng quy mô, bắt đầu từ chính các doanh nghiệp có thế mạnh sản xuất mặt hàng này.

Lời giải cho bài toán tăng trưởng của giấy bao bì

Hiện nay, các nhà máy có thế mạnh sản xuất bao bì thường là doanh nghiệp FDI. Điển hình có thể kể đến như Lee & Man Việt Nam (420.000 tấn/năm), Vina Kraft (500.000 tấn/năm), Chánh Dương (550.000 tấn/năm), đóng góp gần 50% sản lượng giấy bao bì trong nước.

Trong đó, Lee & Man có thế mạnh sản xuất các loại giấy bao bì như Krafliner, Whitetopliner đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đặc biệt, giấy Whitetopliner là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, sử dụng công nghệ tráng phủ bề mặt cao cấp, tại thị trường Việt Nam hiện nay đây là doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất loại giấy này.

Có thể nói, để đáp ứng nhu cầu bao bì ngày càng tăng, các nhà máy có thế mạnh cần tập trung khai thác hết năng lực sản xuất hoặc có thể tính đến phương án nâng công suất. Mặt khác, trong Quyết định số 10508/QĐ-BCT ngày 18/11/2014 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, Bộ Công Thương đưa ra chỉ tiêu sản lượng giấy bao bì trong năm 2025 là 6,035 triệu tấn – gấp đôi năm 2019.

Ngành giấy: Thách thức mở rộng khi nhu cầu giấy bao bì tăng cao - Ảnh 1.

Nếu các nhà máy không có hướng đầu tư sản xuất mới thì khó đáp ứng các chỉ tiêu được đề ra.

Trên thực tế, việc mở rộng sản xuất bước đầu được một số nhà máy giấy triển khai. Năm 2017, Vina Kraft đã khánh thành nhà máy sản xuất giấy và bao bì thứ hai ở Bình Dương, nâng công suất sản xuất giấy của Vina Kraft tại hai nhà máy ở Bình Dương lên 500.000 tấn/năm. Bên cạnh các tiến bộ về kỹ thuật, nhà máy số hai của Vina Kraft cũng sử dụng các công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, có thể làm giảm thiểu việc sử dụng nước và tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp giấy nào cũng đủ sức huy động nguồn vốn để đầu tư vào các nhà máy giấy có công suất lớn như vậy. Nếu tính đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp FDI với thế mạnh về vốn, công nghệ hiện đại sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Như Lee & Man, từ khi xây dựng nhà máy tại Hậu Giang đến nay, doanh nghiệp này đã đầu tư hơn 650 triệu đô la Mỹ cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghệ cao (nhập khẩu từ Âu – Mỹ) từ nguồn nguyên liệu giấy tái chế. Lee & Man Việt Nam cũng nhận được sự hậu thuẫn tài chính từ tập đoàn mẹ Lee & Man Hongkong. Do đó, xét về tài lực, tiềm năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp là rất lớn. Nếu nâng công suất, trước mắt, Lee & Man có thể góp phần giải quyết sự thiếu hụt nguồn cung giấy bao bì trong nước; đồng thời góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giấy nhờ hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh song song.

Bên cạnh đó, việc mở rộng sản xuất cũng sẽ là tín hiệu tích cực thể hiện cam kết gắn bó lâu dài của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Ngành giấy: Thách thức mở rộng khi nhu cầu giấy bao bì tăng cao - Ảnh 2.

Với nền tảng công nghệ sẵn có và tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp FDI có nhiều tiềm năng mở rộng sản xuất.

Tuy nhiên, để đảm bảo cân bằng giữa sản xuất và an toàn môi trường, doanh nghiệp giấy phải đầu tư đúng mức cho khâu xử lý thải. Việc đánh giá báo cáo tác động môi trường cần được thực hiện nghiêm túc khi doanh nghiệp tính đến phương án nâng công suất nhà máy. Ông Patrick Chung - TGĐ Lee & Man cho biết: "Mỗi năm, công ty đầu tư hàng triệu đô vào khâu xử lý thải. Công ty cũng đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc hoạt động 24/24 và đầu tư 20 tỷ vào hoạt động xử lý tiếng ồn, mùi và đảm bảo chất lượng nước thải hợp quy định. Điều đó thể hiện sự nghiêm túc của công ty về đảm bảo chất lượng nước thải và kiểm soát tác động với môi trường."

Ngành giấy: Thách thức mở rộng khi nhu cầu giấy bao bì tăng cao - Ảnh 3.

Lee & Man dành sự quan tâm không hề nhỏ đến an toàn môi trường, nhờ đó sẽ ít vấp phải khó khăn nếu mở rộng quy mô.

Trước sự gia tăng nhu cầu giấy bao bì ở thị trường trong nước lẫn thế giới, khi tiềm lực đầu tư của doanh nghiệp vào sản xuất bao bì còn thiếu hụt, việc các doanh nghiệp "đầu tàu" có thể mở rộng quy mô sản xuất là tín hiệu tích cực để giải quyết bài toán cung - cầu. Đồng thời, điều này cũng phù hợp với chính sách, chủ trương phát triển ngành giấy Việt Nam theo hướng ngày càng hiện đại hoá, khuyến khích các nhà máy có công suất lớn, đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 

A.D

Tin tức khác