OCC TĂNG MẠNH TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á, ĐÀI LOAN DO CHI PHÍ LOGISTIC

OCC TĂNG MẠNH TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á, ĐÀI LOAN DO CHI PHÍ LOGISTIC

Ngày đăng: 11/02/2022 - Chuyên mục: Tin chuyên ngành

SINGAPORE, 11/02/2022 – Giá cho giấy thu hồi nhập khẩu (RCP) tại Đông Nam Á (SEA) và Đài Loan tiếp tục lên cao trong 3 tuần vừa rồi, bởi do vấn đề về logistics cũng như chuỗi cung ứng đang ngày càng tệ đi.

Các ràng buộc về logistics đã gia tăng thêm gánh nặng cho cả bên mua và bên bán.

Các nhà cũng cấp cũng báo cáo rằng việc thiếu hụt nhân lực, tắc nghẽn cảng và những khó khăn để đặt trước một khoang trên tàu cho các mặt hàng RCP tại các nước gốc đã khiến hàng tấn mặt hàng chất đống tại kho, làm trì hoãn việc vận chuyển tới khách hàng.

“Nhiều bên bán vẫn đang giao RCP cho đơn từ tháng 11 và 12 của các nhà máy bên SEA” Một thương nhân Singapore chia sẻ.

“Chúng tôi có thể thấy rằng khách hàng đang dần cạn kiệt hàng hóa và họ muốn bổ sung sản lượng. Nhưng nhiều người đang dừng việc đặt thêm sau khi thấy giá lên cao”

Nhiều nhà cung cấp lớn đã chỉ ra rằng ở tháng trước, nhiều nhà máy bao bì và bột giấy tái chế của Trung Quốc có cơ sở tại SEA đã lấy trước một sản lượng lớn RCP trước thềm Tết Âm Lịch vào mùng 1.

Giao dịch này làm khan hiếm lượng RCP khả dụng để xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Châu Âu cũng như  không gian tàu. Nhưng trên hết, dường như việc này đã khuyến khích các bên cung cấp đẩy giá lên vào tháng này, đúng thời điểm nhiều nhà máy trên khắp SEA đang tìm kiếm cách bổ sung sản lượng RCP.

Các nhà máy tại Việt Nam đang muốn bổ sung thêm số lượng hàng hóa sau khi kiếm được giấy phép nhập khẩu 2022.

Và các khách hàng tại Thái lan, Malaysia và Indonesia đang chạy đua tích trữ hàng trước dịp Tết Thái Lan (Songkran), và dịp Ramadan, cả hai đều diễn ra vào tháng tư.

Trong khi đó, các nhà mua lớn, bao gồm các nhà sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc, cần lấy liên tục hàng tấn hàng đang phải đối mặt với việc giá leo dốc và các khó khăn logistics với số lượng lớn mà họ yêu cầu. Với việc cung cấp hàng bị siết chặt đang ngày càng tệ đi, các nhà mua tại Ấn Độ tiếp tục phải đấu giá cho sản lượng, đặc biết là RCP nhập khẩu từ vùng Bờ biển Đông Hoa Kỳ và Châu Âu.

OCC Hoa Kỳ tăng vọt: Tại Đài Loan và Hàn Quốc, nơi được hưởng giá thấp nhất tại Châu Á cho mặt hàng Giấy thùng các – tông cũ (OCC) vận chuyển từ Bờ biển Tây Hoa Kỳ nhờ vị trí địa lý trên Vành đai Thái Binh Dương. Nhưng kể từ khi quay trở lại sau dịp Tết Âm lịch, người mua bàng hoàng bởi giá leo dốc. Một khách hàng Đài Loan lớn đã nói rằng việc giá leo lên tầm 20$/tấn trên mọi mặt hàng. Loại DS OCC 12 đã chốt giá khoảng 270$/ tấn tại thị trường Đài Loan, lên 20$/tấn kể từ 3 tuần trước.

Tại SEA trừ Indonesia, loại brown grade cao cấp Hoa Kỳ đang ổn định tại khoảng 290 – 310$/tấn.

Tại Indonesia, loại này định giá ở mức 300 – 310$/tấn dành cho đơn nhỏ và 330 – 340$/tấn dành cho số lượng lớn.

Hơn nữa, các nhà máy bột giấy tái chế ở đảo Batam thuộc Indonesia đã chứng kiến việc giá leo 20$/tấn với tổng giá 370 – 380$/tấn. Liên hệ cho biết loại mặt hàng DS OCC 12 Hoa Kỳ được giao cho Singapore để trung chuyển đến Batam bằng sà lan hoặc tàu cỡ nhỏ do vấn đề logistics.

Tại Ấn Độ, khách hàng phải trả 325$/tấn cho loại OCC 11.5 Chọn lọc được vận chuyển từ Bờ biển Đông Hoa Kỳ và 330$/tấn cho loại DS OCC 12. Kết quả là vệc định giá OCC 11 Hoa Kỳ (thường thấp hơn 3 – 10$/tấn so với loại DS OCC 12) của PPI Châu Á đã chốt tại 260 – 300$/tấn, lên 20$/tấn cho các khu vựa cấp thấp tại SEA và Đài Loan.

Giá OCC Châu Âu và Nhật Bản tăng: Cũng trong trường hợp tương tự, OCC Châu Âu (95/5) đã leo 10 – 15$/tấn, chốt tại 275 - 290$/tấn tại SEA.

Các nhà mua Ấn Độ đã chia nhau mua loại premium grade Châu Âu với giá 310$/tấn, tăng cường cạnh tranh sản lượng với những ben mua tại Indonesia và Malaysia.

Nhà máy tại Án Độ cũng bắt đầu mua loại lớp xóa mực (deinking grades), trả đến 300 – 305$/tấn cho loại SRPN 56 của Hoa Kỳ và 270$/tấn cho loại giấy trộn mềm (US soft mixed paper).

Việc tăng giá RCP ở Hoa Kỳ và Châu Âu cũng có ảnh hưởng đến RCP Nhật Bản. OCC của Nhật Bản đã chốt tại 280 – 290$/tấn, lên 5 – 20$/tấn, với phần lớn sản lượng bán ra cho Đài Loan và Việt Nam.

“OCC Nhật Bản đã trở nên đắt hơn cả loại DS OCC 12 Hoa Kỳ, điều mà không hề hợp lý chút nào”, trích từ một nhà sản xuất bao bì tại Đài Loan."

“Chúng tôi đã yêu cầu nhân viên sản xuất giảm thiểu lượng sử dụng OCC của Nhật Bản và thay thế bằng các loại brown grades, như là OCC Hoa Kỳ. Nhưng đội ngũ sản xuất lại chần chừ trong việc thay đổi."

Tin tức khác