Vì sao Covid-19 sẽ gây ra cho kinh tế thế giới những nỗi đau kéo dài và sâu sắc hơn so với bất kỳ đại dịch nào trong quá khứ?

Vì sao Covid-19 sẽ gây ra cho kinh tế thế giới những nỗi đau kéo dài và sâu sắc hơn so với bất kỳ đại dịch nào trong quá khứ?

Ngày đăng: 28/03/2020 - Chuyên mục: Tin chuyên ngành

Bài viết được trích từ báo cáo "Kinh tế trong thời kỳ Covid-19" do UBND Thành phố Hà Nội biên soạn tháng 3/2020, dịch từ cuốn sách điện tử được biên soạn bởi Richard Baldwin và Beatrice Weder di Mauro, Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế CEPR (Anh).

Những khoảng thời gian bất bình thường

Chỉ 6 tuần trước, nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục tốt đẹp; căng thẳng thương mại và chính trị được coi là không quá tệ, dự báo tăng trưởng màu hồng và thị trường tài chính rất tích cực. Nhưng hiện tại tất cả các giao dịch đã đóng cửa. Khi Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, nền kinh tế rõ ràng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Quy mô và sự dai dẳng của sự tác động tới kinh tế là không thể lường trước được. Giống như một người khỏe mạnh bị cảm cúm theo mùa, chịu đựng sự khó chịu nhưng trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng phục hồi đầy khỏe mạnh, cuộc khủng hoảng này cũng có thể ngắn và gay gắt. Nhiều khả năng sẽ có một cú đánh hình chữ "V" xảy ra khi Covid-19 thực chất là một vấn đề của Trung Quốc và Trung Quốc đang dốc toàn lực đối phó với nó.

Nhưng thời thế giờ đã thay đổi. Mặc dù có khả năng sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng ngắn và mạnh mẽ, nhưng đó không phải toàn bộ hậu quả. Dịch bệnh đang lây lan nhanh chóng ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi kết quả chưa chắc chắn, rõ ràng cú sốc kinh tế này có thể gây ra nỗi đau kéo dài và có thể để lại hậu quả sâu sắc và lớn hơn nhiều so với các đại dịch khác sau thời kỳ chiến tranh.

Cú sốc đánh vào nhóm G7 và Trung Quốc

Những đại dịch khác sau thời kỳ chiến tranh có quy mô nhỏ hơn nhiều; số trường hợp nhiễm Covid-19 hiện lớn hơn nhiều lớn so với SARS, và điều nghiêm trọng nhất là lần này các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm nhóm G7 và Trung Quốc.

Dữ liệu y tế thay đổi hàng giờ, nhưng kể từ ngày 5/3 vừa qua thì 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19 gần như trùng khớp với danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Iran và Ấn Độ là 2 trường hợp ngoại lệ). Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Ý đều nằm trong top 10.

Chỉ tính riêng Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Ý, chúng ta có:

- 60% nguồn cung và cầu trên toàn thế giới (GDP)

- 65% khối lượng sản xuất toàn cầu, và

- 41% khối lượng xuất khẩu trên toàn thế giới.

Để diễn giải cho dễ hiểu, chúng ta có 1 câu châm ngôn đặc biệt phù hợp trong trường hợp này: khi những nền kinh tế này hắt hơi, phần còn lại của thế giới sẽ bị cảm lạnh.

Các nền kinh tế này, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và Mỹ cũng nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu, do đó, sự suy giảm của họ sẽ lan truyền tới chuỗi cung ứng ở hầu hết các quốc gia.

Vì sao Covid-19 sẽ gây ra cho kinh tế thế giới những nỗi đau kéo dài và sâu sắc hơn so với bất kỳ đại dịch nào trong quá khứ? - Ảnh 1.

Đại dịch này thực sự khác biệt.

Bộ phận sản xuất bị ảnh hưởng gấp ba, trên 3 phương diện.

1. Sự gián đoạn nguồn cung trực tiếp sẽ cản trở sản xuất, vì căn bệnh này bùng phát lớn tại trung tâm sản xuất của thế giới (Đông Á) và lan nhanh sang các đại gia công nghiệp khác – là Mỹ và Đức.

2. Truyền nhiễm chuỗi cung ứng sẽ khuếch đại các cú sốc cung trực tiếp khi các ngành sản xuất ở các quốc gia ít bị ảnh hưởng gặp khó khăn hơn và/hoặc tốn kém hơn để nhập khẩu vật liệu công nghiệp cần thiết từ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, và sau đó ảnh hưởng lẫn nhau.

3. Sẽ có sự gián đoạn nhu cầu do (1) kinh tế vĩ mô giảm trong tổng cầu (tức là suy thoái) cùng (2) việc chờ đợi và xem xét mua hàng của người tiêu dùng và sự chậm trễ đầu tư của các công ty.

Rốt cuộc, hàng hóa được sản xuất – về tổng thể - "có thể hoãn lại" và do đó dễ bị "cú sốc dừng đột ngột" hơn, như những gì chúng ta đã thấy trong cuộc sụp đổ thương mại toàn cầu năm 2009. Tất nhiên, lĩnh vực dịch vụ ở tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng đều tồn thất nặng nề - khi mọi người hầu như không tới các nhà hàng và rạp chiếu phim- nhưng cũng có thể ngành sản xuất mới phải gánh chịu cú đánh nặng nhất.

Dữ liệu đã phản ánh những cú sốc vào các nguồn cung này. Tháng 2/2020, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Trung Quốc cho thấy mức thấp nhất trong lịch sử. Theo ông Trịnh Thắng Trung, giám đốc tài chính của tập đoàn CEBM, "nền kinh tế sản xuất đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hồi tháng trước". "Cả hai bên cung và cầu đều suy yếu, chuỗi cung ứng trở nên trì trệ".

Trong khi lực lượng lao động của Trung Quốc đang dần trở lại làm việc, các chỉ số PMI từ khắp Đông Á cho thấy sự sụt giảm mạnh trong sản xuất, đặc biệt là ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc).

Theo báo cáo "Kinh tế trong thời kỳ Covid-19" do UBND Thành phố Hà Nội biên soạn tháng 3/2020.

Theo Trí thức trẻ

Tin tức khác